Tin tức mới nhất
Sản phẩm liên quan
- Trang Chủ
- Tin Tức
- Tin Tức Độ ẩm
- Nấm mốc là gì? Những tác hại không ngờ từ nấm mốc đến đời sống
Nấm mốc là gì? Những tác hại không ngờ từ nấm mốc đến đời sống
Nấm mốc là gì? Nấm mốc là tình trạng thường xuất hiện trên đồ vật, thực phẩm. Chúng thường gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người, gây dị ứng, bệnh hô hấp
Sinh sôi phát triển trong những nơi ẩm thấp, nấm mốc mang theo những mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Bài viết này Bigmart sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến nấm mốc, bao gồm nấm mốc là gì nguyên nhân gây ra, đặc điểm, tác hại và cách phòng ngừa hiệu quả.
I. Nấm mốc là gì?
Nấm mốc là một loài vi sinh vật có tế bào chứa diệp lục, sống ký sinh với vách tế bào được hình thành từ chitin. Cấu tạo của nấm mốc có dạng hình sợi và phát triển dưới dạng đơn bào. Chúng còn có rất nhiều màu sắc khác nhau như nấm mốc đen, nấm mốc trắng, nấm mốc xanh, nấm mốc cam, nâu...
II. Nấm mốc sinh sống ở đâu? Điều kiện nào khiến nấm mốc phát triển mạnh?
Điều kiện để nấm mốc phát triển là khoảng 22-27 độ C. Trong môi trường trường ẩm thấp, ngột ngạt và kém vệ sinh sẽ tạo thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi và lan rộng nhanh chóng. Ngoài ra, chúng vẫn có thể tồn tại được ở nhiệt độ 2-5 độ C hoặc lên đến 35-40 độ.
Nấm mốc thường xuất hiện ở các môi trường ẩm ướt, độ ẩm cao, thiếu ánh sáng và ít thông thoáng như máy giặt, nhà bếp, và nhà tắm. Ngoài ra, ở ngoài trời, nấm mốc cũng tồn tại bên trong đất, trên thực vật sống, đặc biệt là trên thực vật, động vật chết hoặc đang phân hủy. Điều này cho thấy chúng có khả năng thích nghi cao và có thể tồn tại trong nhiều điều kiện khác nhau.
Xem thêm: Độ ẩm cao là gì? Cách giảm ẩm độ xuống mức an toàn hiệu quả
III. Hình ảnh nấm mốc
Nấm mốc có hơn 4000 loại khác nhau, phong phú về màu sắc và cấu tạo, điều này khiến cho nấm mốc trở thành một nhóm vi sinh vật đa dạng. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế về loại sinh vật này:
IV. Các loại nấm mốc
1. Nấm mốc đen
Nấm mốc đen thường xuất hiện trên bề mặt các vật liệu làm từ gỗ, bìa cứng hoặc giấy cũ ẩm ướt. Nếu nấm mốc có kết cấu nhầy nhụa, rất có thể đó là loại mốc Stachybotrys. Ngoài ra, nấm Ulocladium cũng có màu đen đặc trưng và thường xuất hiện ở các khu vực có nhiều hơi nước ngưng tụ như phòng tắm, bếp, và tầng hầm. Khi tiếp xúc với nấm mốc đen, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, nhức đầu, và thậm chí là trầm cảm.
2. Nấm mốc trắng
Nấm mốc trắng Chaetomium phát triển trên các bức tường thạch cao và gây ra mùi ẩm mốc rất khó chịu, ban đầu chúng có màu trắng, sau chuyển dần sang xám. Ngoài ra, nấm mốc Aspergillus cũng có màu trắng và thường bám vào vỏ của các loại trái cây, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hen suyễn và các vấn đề về phổi.
3. Nấm mốc xanh
Nấm Penicillin và Trichoderma thường chuyển sang màu xanh lá hoặc xanh dương trong một vài trường hợp. Chúng thường mọc dưới các ống dẫn nước, trên thảm, và giấy dán tường. Loại nấm này lây lan rất nhanh và mọc thành từng mảng, nên rất khó loại bỏ hoàn toàn. Không chỉ gây hư hỏng nội thất trong nhà, chúng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim và gan.
4. Các loại nấm mốc khác
Loại nấm |
Đặc điểm |
Chaetomium |
- Màu sắc: Màu trắng và chuyển dần sang xám - Xuất hiện trong vách thạch cao đã bị thấm nước - Có mùi mốc hoặc mùi cũ trong nhà. |
Aspergillus |
- Màu sắc: Trắng hoặc nhiều màu khác - Gây ra hen suyễn, các vấn đề về phổi, thậm chí có thể gây ung thư |
Penicillin |
- Màu sắc: Xanh lá cây hoặc xanh dương - Thường xuất hiện trêngiấy dán tường, dưới thảm, ống dẫn, nệm bị ẩm hoặc ướt. - Dễ lây lan và tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp |
Trichoderma |
- Màu sắc: Mọc theo mảng xanh - Gây hư hỏng nhà, nội thất ảnh hưởng đến tim và gan |
Stachybotrys |
- Màu sắc: Đen, có kết cấu nhầy nhụa - Phát triển mạnh trên bề mặt bìa cứng, gỗ, giấy - Chất độc của chúng có thể gây khó thở, mệt mỏi, nhức đầu, trầm cảm. |
Ulocladium |
- Màu sắc: Màu đen - Móc ở các khu vực thường có hơi nước ngưng tụ như nhà tắm, bếp, tầng hầm,… - Tiếp xúc với loại nấm này có thể mắc phải các bệnh nguy hiểm của sốt cỏ khô |
Aspergillus |
- Màu sắc: Màu cam hoặc vàng - Khi tiếp xúc phải dễ bị hen, phổi, viêm xoang, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch kém hoặc phổi yếu. |
Alternaria |
- Màu sắc: nâu - Phát triển tại những nơi ẩm thấp như bồn tắm, bồn rửa, phòng tắm - Chất độc từ loại nấm mốc gây ra các triệu chứng như hen suyễn |
Aureobasidium |
- Màu sắc: Nâu - Xuất hiện trên bề mặt giấy dán tường, bề mặt sơn. - Có thể gây ra nhiễm trùng mắt, da nguy hiểm |
V. Tác hại của nấm mốc
Nấm mốc, một thực thể nhỏ bé nhưng lại có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và động vật. Từ thời xa xưa, con người đã phải đối mặt với mối đe dọa tiềm ẩn từ những tác nhân gây hại này.
1. Nấm mốc gây hại cho sức khỏe con người
Khi hít phải nấm mốc, cơ thể có phản ứng tương tự như khi hít phải bụi hoặc phấn hoa. Các bào tử nấm mốc hình thành với số lượng lớn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng và bệnh hô hấp, với các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, nổi mề đay, ho, hen suyễn, và buồn nôn.
Một số loại nấm mốc còn sản sinh ra độc tố mycotoxin, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người và động vật. Tiếp xúc với mycotoxin ở nồng độ cao có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, thậm chí gây tử vong.
Nấm mốc và các độc tố của chúng trong thực phẩm có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu chúng ta ăn phải những loại thức ăn nhiễm nấm mốc, có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh này có thể xuất hiện dưới dạng ngộ độc cấp tính, nhưng phần lớn là ngộ độc mãn tính do cơ thể tích lũy lượng nhỏ độc tố nấm mốc trong thời gian dài.
Nhóm người có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe do ẩm mốc cao thường là trẻ em, người cao tuổi và người có sức đề kháng kém. Những người mắc các bệnh như xơ nang và viêm phổi mạn tính có thể bị nhiễm trùng hệ miễn dịch nếu hít phải một số loại nấm mốc.
2. Nấm mốc tác động đến đồ nội thất và môi trường xung quanh
Nấm mốc thường bám vào các vật dụng như tường, giấy dán tường, sàn gỗ, và đồ dùng nội thất bằng gỗ, gây mất thẩm mỹ và khó loại bỏ hoàn toàn, đặc biệt khi nó xuất hiện trong các đường kẻ và ngóc ngách nhỏ. Nếu để lâu, nấm mốc còn ảnh hưởng đến chất lượng của đồ dùng.
Những vết nấm mốc làm mất thẩm mỹ tổng quan, khiến cho căn nhà trở nên xấu và có mùi khó chịu. Nặng hơn là chúng còn có thể gây tróc sơn, nứt nẻ, mục tường, mục gỗ nếu không được xử lý sớm. Ngoài ra, quần áo cũ để lâu ngày không sử dụng đến cũng sẽ xuất hiện các vết mốc, có mùi mốc khó chịu và dễ bị rách.
Các thiết bị điện tử dễ khi bị nấm mốc bám vào sẽ phá hỏng các vi mạch. Chất lượng các thiết bị giảm sút, hiệu suất không cao, trở nên gỉ sét, nguy hiểm hơn còn bị chập mạch, cháy nổ.
3. Nấm mốc làm hư hỏng thực phẩm
Khi nấm mốc xâm nhập vào thực phẩm, chúng sẽ tiết ra các enzyme có khả năng phân giải các thành phần trong thực phẩm như protein, carbohydrate và chất béo. Điều này phá vỡ cấu trúc của thực phẩm, làm thay đổi màu sắc, mùi vị và hình dạng ban đầu. Hơn nữa, quá trình phân giải này cũng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, khiến chúng mất đi giá trị và biến chất.
Bên cạnh đó, nhiều loài nấm mốc có khả năng sản sinh ra các chất độc hại như mycotoxin, amoniac, amines biogene và các chất oxy hóa mạnh. Những chất này không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người mà còn làm hỏng hoàn toàn thực phẩm, khiến chúng trở nên hoàn toàn không thể ăn được.
Nấm mốc cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian bảo quản của thực phẩm. Chúng tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm men khác, làm giảm tuổi thọ của thực phẩm và gây ra tổn thất kinh tế đáng kể.
VI. Giải pháp phòng chống nấm mốc
Nấm mốc là một loại vi sinh vật nguy hiểm, có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe con người, đồ vật và môi trường. Do đó, việc xử lý và phòng chống nấm mốc là vô cùng quan trọng. Dưới đây là tổng hợp các cách giải quyết nấm mốc hiệu quả:
1. Loại bỏ nấm mốc hiện có
- Vệ sinh khu vực bị nấm mốc: Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ nấm mốc trên bề mặt vật dụng. Hãy chà rửa kỹ lưỡng các khu vực bị nấm mốc bằng bàn chải và nước ấm, sau đó lau khô các khu vực đã được vệ sinh.
- Loại bỏ nguồn phát sinh nấm mốc: Xác định và loại bỏ nguồn sinh ra độ ẩm cao trong nhà như: bị rò rỉ nước, mái nhà thấm dột,... Cải thiện thông gió trong nhà bằng cách mở cửa sổ, sử dụng quạt thông gió,... và giữ cho nhà cửa khô ráo, thoáng mát.
- Sử dụng các chất diệt nấm mốc: Có thể sử dụng các hóa chất diệt nấm mốc dạng xịt, dung dịch hoặc viên nén để xử lý triệt để nấm mốc.
2. Phòng chống nấm mốc
- Giữ cho nhà cửa khô ráo, thoáng mát: Bạn có thể sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm trong nhà hoặc mở cửa sổ thường xuyên để thông gió.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Lau chùi các bề mặt trong nhà thường xuyên bằng khăn ẩm. Vệ sinh nhà bếp và nhà tắm kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng. Giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng các vật liệu dễ bị nấm mốc: Hạn chế sử dụng các vật liệu như thảm, rèm cửa, giấy dán tường,... trong những khu vực ẩm ướt hoặc trong mùa nồm ẩm. Sử dụng các vật liệu chống nấm mốc cho các khu vực ẩm thấp.
- Sử dụng các chất và thiết bị chống ẩm: Sử dụng chất hút ẩm tự nhiên: muối, than củi, cát, bã cà phê, hộp hút ẩm, gói hút ẩm silica,... Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng máy hút ẩm hoặc chế độ Dry trên điều hòa để mang lại hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Độ ẩm là gì? Làm cách nào để giảm độ ẩm trong phòng nhanh và hiệu quả
Có thể nói, nấm mốc là một "kẻ thù" nguy hiểm mà chúng ta cần phải cẩn thận trước nó. Nắm rõ những loại nấm mốc và cách phòng chống hiệu quả là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình khỏi những tác hại không ngờ mà chúng gây ra.
Những Quy Định Về Nhiệt Độ Độ Ẩm Phòng Thí Nghiệm
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả của các thí nghiệm, nghiên cứu. Cùng tìm hiểu..
Quy Định Về Tiêu Chuẩn Độ Ẩm Của Vải Trong May Mặc
Tiêu Chuẩn Độ Ẩm Của Vải Là Bao Nhiêu. Tìm Hiểu Về Tầm Quan Trọng Của Việc Kiểm Soát Độ Ẩm Vải Trong Ngành May..
Độ ẩm của da và cách duy trì độ ẩm an toàn cho làn da
Độ ẩm cao là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về da như mụn, viêm da và lão hóa sớm. Tìm hiểu..
Cảnh báo 11 bệnh dễ mắc khi trời nồm và cách phòng ngừa
Trời nồm ẩm dễ mắc phải các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm họng, hen suyễn... Tìm hiểu cách phòng tránh, giảm..
11 Mẹo chống ẩm cực hay giúp đồ điện tử sống sót qua mùa nôm
Đồ điện tử chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường, đặc biệt là độ ẩm. Tổng hợp những cách chống ẩm đồ..
Độ ẩm bảo quản nông sản bao nhiêu là tốt nhất?
Tìm hiểu về độ ẩm bảo quản nông sản để đảm bảo tốt nhất về chất lượng. Tổng hợp các phương pháp bảo..
Độ ẩm bảo quản cà phê là bao nhiêu?
Độ ẩm cà phê trong khâu bảo quản lý tưởng là bao nhiêu? Phương pháp bảo quản cà phê tối ưu về công sức, chi phí...
Độ ẩm của gỗ là bao nhiêu và cách bảo quản gỗ tốt nhất
Độ ẩm của gỗ - yếu tố quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ và chất lượng của gỗ. Vậy, làm thế nào..
Độ ẩm thích hợp để bảo quản dược liệu là bao nhiêu?
Độ Ẩm Dược Liệu Bao Nhiêu Là Thích Hợp? Bảo Quản Dược Liệu, Thuốc Tránh Ẩm Mốc, Độ Ẩm Cao. Các Phương Pháp..